Dịch đau mắt đỏ hiện đang lan rộng, gây ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt thường ngày. Đau mắt đỏ nếu biết chữa trị đúng cách có thể khỏi nhanh chóng sau một tuần ngay tại nhà, không gây biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết bệnh đau mắt đỏ để kịp thời chữa trị
Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng: trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Đau mắt đỏ xảy ra quanh năm nhưng có thể lan rộng ra thành dịch trong thời điểm từ hè đến cuối thu.
Bệnh đau mắt đỏ thường diễn tiến lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, ví dụ như: viêm giác mạc, loét giác mạc, giảm thị lực, mù lòa.
Những dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:
- Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt
- Mắt đỏ
- Mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt
- Mi mắt sưng nề, đau nhức
- Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai…
Các nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ bao gồm:
- Đau mắt đỏ do nhiễm virus: Bệnh gây ra do virus như Adenovirus, Herpes; có thể tự hết trong khoảng 7 – 14 ngày, không cần điều trị.
- Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn
- Đau mắt đỏ do dị ứng: Các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi và lông động vật… có thể khiến bệnh kéo dài cho đến khi loại bỏ hoặc tránh xa các yếu tố gây dị ứng.
Cách điều trị đau mắt đỏ nhanh khỏi tại nhà
Bệnh đau mắt đỏ có thể theo dõi tại nhà và thực hiện các thao tác sau:
- Chườm lạnh nhằm giảm khó chịu mắt, sưng mi.
- Tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với nước lã, không lau khăn trực tiếp vào mắt.
- Rửa tay thường xuyên với xà bông.
- Tránh dùng chung ly, bát, khăn mặt… với người khác.
- Không nên đeo kính áp tròng hay trang điểm.
- Tránh dụi mắt.
- Không đi bơi.
- Nên nghỉ học, nghỉ làm trong 1 tuần.
- Không nên ăn thực phẩm tanh, cay nóng, chất kích thích.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nên sử dụng máy lọc không khí.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt theo kê đơn của bác sĩ. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để chữa đau mắt đỏ. Một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến:
- Thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% (hay còn gọi nước muối sinh lý). Loại thuốc nhỏ mắt này để rửa sạch ghèn, trôi bớt tác nhân gây bệnh và giảm triệu chứng. Bạn hãy thử nhỏ mắt 5-6 lần/ ngày. Lưu ý sử dụng bông sạch (bông tẩy trang) thấm khô. Sau khi dùng nhớ để bông cẩn thận vào túi bóng kín để hạn chế lây sang người khác.
- Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh, ví dụ như Torexvis: Nhỏ 1-2 giọt mỗi bên mắt trong mỗi 4 giờ. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, nhỏ 2 giọt vào từng bên mắt mỗi giờ cho đến khi tình trạng được cải thiện, sau đó giảm liều điều trị trước khi ngừng thuốc. Torexvis chứa Tobramycin 0.3% là kháng sinh phổ rộng giúp điều trị hiệu quả đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc do virus có bội nhiễm vi khuẩn, an toàn khi sử dụng cho trẻ em.
- Thuốc nhỏ mắt kết hợp kháng sinh và chống viêm, ví dụ như Torexvis-D dùng trong trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng. Torexvis-D chứa Tobramycin 0.3% & Dexamethason 0.1% có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Nhỏ 1 giọt mỗi bên mắt sau mỗi 4-6 giờ. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy không cần hiệu chỉnh liều thuốc khi dùng cho người cao tuổi và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ/ chuyên gia y tế, tránh lạm dụng.
Đau mắt đỏ rất dễ lây lan, vì thế, bạn cần chủ động phòng bệnh thay vì để nhiễm đau mắt đỏ rồi mới trị. Nếu có bất kỳ biểu hiện tăng nặng nào, nên tới bác sĩ chuyên khoa để được xử lý, điều trị bệnh kịp thời.
——————————————–
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại đây: https://meracine.com/product/
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 19006436
Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Meracine.